Chuối cô đơn được trồng chủ yếu ở rừng Phước Bình, huyện Bác Ái. Loài chuối này không chỉ có giá trị về mặt sinh thái mà còn cho giá trị kinh tế khá cao, giúp người dân địa phương tăng thêm thu nhập.
Chuối cô đơn được trồng khắp các thôn ở xã Phước Bình, huyện Bác Ái. Chuối cô đơn cho trái quanh năm nhưng vì mọc trên núi cao nên muốn thu hoạch người dân phải đi rất xa. Hái chuối cô đơn không phải là nghề chính nhưng không ít đồng bào Raglai có thu nhập khá cao từ công việc này. Mỗi buồng chuối cô đơn có thể cho thu được 4 - 6kg/hạt. Người đi rừng khai thác chuối cô đơn giỏi có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng/ngày.
Mới đây, chuối cô đơn đã được Chương trình OCOP của tỉnh Ninh Thuận đánh giá đạt chuẩn 3 sao và có tiềm năng rất lớn để phát triển thành sản phẩm đạt chuẩn 5 sao. Do đó, Ủy ban nhân dân xã Phước Bình, huyện Bác Ái, Ninh Thuận đang hỗ trợ người dân xây dựng các tổ liên kết, mở rộng diện tích canh tác theo hướng an toàn, trở thành cây làm giàu của địa phương.
Cây chuối cô đơn được trồng tại huyện Bác Ái. |
Chuối cô đơn được người dân trồng nhiều trên các sườn đồi có độ dốc cao. Sản phẩm đặc trưng này được thương lái thu mua tại vườn, không đủ cung cấp cho thị trường. Hiện nay, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, Ninh Thuận đang quy hoạch lại vùng cây ăn trái, ưu tiên phát triển diện tích chuối cô đơn khoảng 100ha và mở các lớp tập huấn để người dân áp dụng phương pháp theo tiêu chuẩn Vietgap.
Chuối cô đơn phân bố rải rác, đứng riêng lẻ từng cây chứ không mọc thành từng bụi như những loại chuối khác. Khi sản phẩm chuối cô đơn được đưa vào trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” thì giá trị của chuối cô đơn càng được nâng cao. Điều này, không chỉ giúp người dân nơi đây đẩy mạnh sản xuất mà kết hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái vườn, từng bước làm giàu bằng những cây trồng đặc trưng ngay tại địa phương mình.
Đăng nhận xét