Núi Chúa và Kon Hà Nừng mới được UNESCO công nhận danh hiệu nào?

Yêu Ninh Thuận 22/09/2021
Núi Chúa (Ninh Thuận) và cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) có độ đa dạng sinh học cao với những giá trị độc đáo.
Núi Chúa và Kon Hà Nừng mới được UNESCO công nhận danh hiệu nào?

1. Núi Chúa và Kon Hà Nừng mới được UNESCO công nhận danh hiệu nào?

  • Khu dự trữ sinh quyển thế giới
  • Vườn Di sản ASEAN
  • Di sản Thiên nhiên Thế giới

Núi Chúa (Ninh Thuận) và cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) (ảnh) mới đây được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là lần thứ 3 Việt Nam cùng lúc có thêm 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới được ghi danh (trước đó là châu thổ sông Hồng và Cát Bà vào năm 2004, Cù Lao Chàm và mũi Cà Mau vào năm 2009), nâng tổng số khu dự trữ sinh quyển thế giới tại nước ta lên 11. Ảnh: Phan Khánh.

Núi Chúa và Kon Hà Nừng mới được UNESCO công nhận danh hiệu nào?

2. Vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa?

  • Vườn quốc gia Vũ Quang
  • Vườn quốc gia Núi Chúa
  • Vườn quốc gia Phước Bình

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa ở Ninh Thuận có tổng diện tích gần 106.650 ha, với vùng lõi là Vườn quốc gia Núi Chúa. Đây được xem là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng và độc đáo của Việt Nam lẫn khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Thanh Duy.

Núi Chúa và Kon Hà Nừng mới được UNESCO công nhận danh hiệu nào?

3. Vườn quốc gia Núi Chúa có hệ động thực vật thế nào?

  • Khoảng 330 loài động vật có xương sống trên cạn...
  • Khoảng 1.500 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 350 loài san hô...
  • Tất cả đều đúng

Theo trang thông tin của Vườn quốc gia Núi Chúa, nơi đây đã ghi nhận khoảng 330 loài động vật có xương sống trên cạn (84 loài thú, 163 loài chim, 83 loài bò sát - lưỡng cư), khoảng 1.500 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 5 ngành thực vật khác nhau, khoảng 350 loài san hô (trong đó đặc biệt có 46 loài san hô được ghi nhận là phân loại mới tại Việt Nam). Một số loài động vật, thực vật ở Vườn quốc gia Núi Chúa có tên trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ Thế giới. Ảnh: Vườn quốc gia Núi Chúa.

Núi Chúa và Kon Hà Nừng mới được UNESCO công nhận danh hiệu nào?

4. Địa danh hấp dẫn du khách ở Vườn quốc gia Núi Chúa?

  • Hang Rái
  • Động Thiên Đường
  • Cù Lao Câu

Hang Rái là điểm đến thu hút nhiều du khách ở Ninh Thuận. Theo biển thông tin tại hang Rái, nơi đây có những chú rái cá biển đã chọn các hang hốc hình thành từ quần thể đá xếp chồng lên nhau làm nơi sinh sống, nên từ đó gọi thành tên. Điểm nhấn ở hang Rái là thềm san hô cổ độc đáo, lộ ra trong thời kỳ biển lùi, nước biển rút, được các nhà khoa học đánh giá cao cả về giá trị địa chất và lịch sử. Ảnh: Thanh Duy.

Núi Chúa và Kon Hà Nừng mới được UNESCO công nhận danh hiệu nào?

5. Vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng?

  • Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
  • Cả 2 đều đúng

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng ở Gia Lai có diện tích hơn 413.500 ha, gồm 2 vùng lõi là Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Nơi đây có hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình còn tương đối nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng của khu vực Tây Nguyên. Ảnh: TTXVN.

Núi Chúa và Kon Hà Nừng mới được UNESCO công nhận danh hiệu nào?

6. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh tập trung khoảng 1/5 số lượng cá thể của loài linh trưởng quý hiếm nào?

  • Voọc chà vá chân xám
  • Voọc đầu vàng
  • Voọc quần đùi trắng

Theo trang thông tin của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, nơi đây là vùng sống quan trọng của voọc chà vá chân xám đặc hữu của Việt Nam, tập trung khoảng 1/5 số lượng cá thể của loài. Voọc chà vá chân xám có tên khoa học là Pygathrix cinerea, phân biệt với voọc chà vá chân đỏ, voọc chà vá chân đen. Ảnh: Nguyễn Ái Tâm/FZS.

Núi Chúa và Kon Hà Nừng mới được UNESCO công nhận danh hiệu nào?

7. Thác nước nổi tiếng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng?

  • Thác Pongour
  • Thác K50
  • Thác Dray Nur

Thác K50 còn gọi là thác hang Én, nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Để đến được thác, du khách phải lội suối, băng rừng dưới sự dẫn đường của các kiểm lâm viên giàu kinh nghiệm. Thác K50 hùng vĩ như dải lụa trắng từ trên cao đổ xuống, mang vẻ đẹp thơ mộng giữa những cánh rừng nguyên sinh. Ảnh: Phan Khánh.

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn